Hàng hiệu đang tìm về những giá trị cốt lõi không chỉ để định vị lại tên tuổi và đẳng cấp. Nó còn được coi là một chiêu thức kinh doanh, cách “giáo dục”, và đồng thời lấy lòng các tín đồ của chính họ.
Đi tìm giá trị cốt lõi
Một
thương hiệu dù lớn hay bé đều được xây dựng trên một giá trị cốt lõi
nào đó. Đấy là điều không ai có thể phủ nhận được. Hàng hiệu cũng vậy.
Mỗi nhãn hiệu dù ra đời cách đây cả thế kỉ hay mới thành lập vài năm đều
dựa trên một tinh thần cốt yếu.
Ví như Chanel lấy sự cầu kì đến
ngoa ngoắt, sự tỉ mẩn khiến người ta phải kinh ngạc trên từng đường kim
mũi chỉ cùng sức sáng tạo vượt thời gian làm tôn chỉ. Christian Dior là
sự cầu kì, tỉ mẩn đến khó tin của thợ thủ công, nhưng đề cao sự nữ tính,
thanh lịch của người phụ nữ. Trong khi đó, Gucci lại tìm đến sự gợi cảm
đầy khiêu khích…
Ngay từ buổi ban đầu, những giá trị cốt lõi luôn
được coi là xương sống của mỗi nhãn hiệu. Chanel dù thay bao đời giám
đốc sáng tạo vẫn luôn giữ một tinh thần haute couture. (tạo nên xu hướng
mới) Christian Dior hay Gucci cũng vậy. Thế nhưng, chưa bao giờ người
ta thấy hàng hiệu lại đồng loạt tìm về những giá trị cốt lõi của họ như
thời gian gần đây. Bản thân chuyên gia tư vấn cao cấp của lĩnh vực xa xỉ
Jean-Jacques Picart cũng thừa nhận điều đó.
Chiếc túi Luggage, một trong những giá trị cốt lõi của nhãn hiệu Céline
Bởi
không phải ngẫu nhiên Christian Dior thực hiện một đoạn phim miêu tả kĩ
càng từng chi tiết quy trình sản xuất chiếc túi Lady Dior, từ chuyện nó
được vẽ thế nào, đến chuyện họ chọn da như thế nào rồi tạo dáng cho nó
ra sao và tiến hành ráp nó như thế nào… Nó cũng được nhãn hiệu giới
thiệu rộng rãi thông qua website của hãng. Thậm chí trong đoạn phim ấy
người ta còn xem được cả những chi tiết tưởng chừng rất đơn giản như
người thợ thủ công tỉ mẩn đóng chiếc chân để da không chạm đất như thế
nào.
Cũng không hề ngẫu nhiên khi đúng dịp mừng sinh nhật thứ 90
của nhãn hiệu Gucci, niềm tự hào xứ Florence đã up lên Youtube thước
phim đội ngũ thủ công của hãng thực hiện chiếc New Bamboo, rồi sau đó
toàn bộ lịch sử của nhãn hiệu được trưng bày trong một lâu đài cổ trên
chính mảnh đất đã khai sinh ra nó. Chanel cũng vậy, chắc chắn giới thời
thượng sẽ lấy làm kinh ngạc khi một người nổi tiếng kĩ càng, khó tính
như Karl Lagerfeld lại gật đầu để những khách hàng thân thiết và đội ngũ
Vogue chứng kiến gần như toàn bộ các công đoạn làm chiếc váy haute
couture.
Gucci giới thiệu xưởng chế tác cho các tín đồ
Điều đáng nói ở chỗ, vài năm trước, đó là một điều cấm kị của hàng hiệu vì lý do sợ xuất hiện hàng hiệu nhái và
lộ những bí truyền. Vậy tại sao hàng hiệu, tiêu biểu là các nhãn lớn
lại công khai những giá trị gắn với tên tuổi của chính họ?
Chiêu thức kinh doanh
Có
một điều phải thừa nhận, các quý cô một khi đã khoác lên người những
chiếc đầm hàng hiệu của Chanel, Christian Dior, Prada, Gucci, Guess… và
xỏ chân vào những đôi giày hiệu Christian Louboutin, Jimmy Choo… thì họ
sẽ gần như không thể mặc một bộ Marks&Spencer và đeo đôi giày sản
xuất trong nước.
Các quý ông cũng vậy, một khi sát cánh bên họ là
những bộ vest thiết kế ôm sát, kiểu dáng lịch lãm của Zegna hay Armani
thì việc xài hàng bình dân sẽ khó mà nuốt nổi. Lý do? Hãy tạm bỏ qua
chuyện chiếc đầm hàng hiệu này thể hiện đẳng cấp, đôi giày kia nói địa
vị xã hội. Chỉ riêng chuyện đôi mắt bạn đã quen được đào tạo với những
thứ tốt nhất, các tiêu chuẩn cá nhân luôn được đặt ở mức cao nhất, đã
khiến cả đời bạn phải gắn với hàng hiệu.
Quy trình chế tác chiếc túi Isabella của BVLGARi
Vậy
tại sao hàng hiệu vẫn tìm đến với những lớp ADN vốn có của họ? Câu trả
lời là đấy là một chiêu thức kinh doanh rất cao tay của các ông lớn.
Hàng hiệu đang hướng đến thị trường mới nổi châu Á. Và mặc dù đã bùng nổ
vài năm trở lại đây, nhưng thứ văn hóa hàng hiệu đích thực vẫn chưa thể
hình thành. Người có tiền vẫn chỉ chạy, đuổi theo những
thứ-được-cho-là-đắt chứ chưa chắc đã hiểu vì sao nó đắt, và giá trị của
nó nằm ở đâu.
Chẳng nói đâu xa, các hot girl, hot boy và không ít
ngôi sao làng showbiz Việt luôn muốn nổi loạn và khẳng định tiền của, sự
danh giá của mình cũng đều muốn trưng trổ cho thiên hạ thấy trên tay họ
là một chiếc túi LV hay một chiếc đồng hồ Bvlgari trị giá cả trăm ngàn
đô. Không ai dám chắc, các tín đồ đó nhìn thấy giá trị xa xỉ của vật
phẩm nằm ở những kỹ thuật chế tác bí truyền và các chất liệu tuyệt tác,
hay chỉ có thể định nghĩa giá trị hàng hiệu bằng số tiền khổng lồ họ bỏ
ra. Và hẳn nhiên, những bộ óc lớn như Karl Lagerfeld hay Marc Jacobs
không muốn những giá trị cốt lõi kinh điển và đầy ma thuật của họ được
định nghĩa bằng tiền như thế.
Quy trình chế tác đồng hồ của nhãn hiệu Cartier
Và
vì vậy, tìm về những giá trị cốt lõi của các thương hiệu cũng giống như
một mũi tên trúng nhiều đích. Một mặt những nhãn lớn thông qua đó khẳng
định đẳng cấp của mình, mặt khác “giáo dục” chính các tín đồ của họ
hiểu được giá trị thật sự đằng sau những chiếc túi, đôi giày, chiếc đầm
hàng hiệu… Bởi chỉ khi nào các tín đồ của họ hiểu được những giá trị ẩn
chứa bên trong mỗi món đồ kia thì khi đó văn hóa hàng hiệu mới thật sự
hình thành và chín muồi.
Lọ Lem Dự Tiệc tổng hợp
www.lolemdutiec.com
Casino & Gambling - DrMCD
Trả lờiXóaVisit 하남 출장마사지 our Online 진주 출장샵 Casino 강원도 출장샵 website for new and old casino games to play and win real money. We 공주 출장샵 have some top promotions and a variety of 광주 출장마사지 slot Rating: 4.5 · 5 votes